[Phong cách nghệ thuật] Nghệ thuật thực địa Land art là gì?

Xuất hiện lần đầu tiên như một phong trào nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại, Land art - nghệ thuật thực địa đã in đậm dấu ấn của mình trên nền nghệ thuật thế giới như một loại hình đầu tiên và duy nhất : khởi nguồn và kết thúc ở tự nhiên. Hãy cùng Designs.vn tìm hiểu về thể loại độc đáo này nhé!

Land art là gì?

 

Land art là một phong trào nghệ thuật nổi lên ở Hoa Kỳ trong cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, trong đó lần đầu tiên đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa cảnh quan thiên nhiên và tác phẩm nghệ thuậtLand art được tạo ra từ các vật liệu tự nhiên đất, đá, cỏ cây… với các vật liệu là chất kết nối như bê tông, kim loại, nhựa đường… Trải qua nhiều thăng trầm, không chỉ dừng lại là một phong trào nghệ thuật nhất thời nổi lên nhờ phương thức tiếp cận mới (sử dụng bối cảnh và vật liệu tự nhiên làm chất liệu sáng tạo); cho đến hôm nay Land art đã trở thành một loại hình nghệ thuật sắp đặt ngoài trời ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc và thiết kế hiện đại.

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Khu vườn không trọng lực của nghệ sĩ người Đức Cornelia Konrads

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

Sự ra đời và phát triển của phong trào nghệ thuật địa hình

 

Rất lâu trước khi khái niệm về nghệ thuật thực sự được hình thành và trở thành một bộ phận không thể hiếu của mọi nền văn hóa, những con người cổ đại đã từng sử dụng đất nhào nặn, sắp đặt đá để thể hiện những ý niệm và niềm tin của mình. Những thể nghiệm đầu tiên này của Land art đã được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nguyên vẹn và nổi bật nhất có lẽ là những di tích còn lại trên địa châu Mỹ, ví dụ như: những tác phẩm khắc trên đá ở cao nguyên Peru của người Indian Nazca, Gò đất hình rắn khổng lồ ở Ohio - Mỹ, Những lều tuyết đầu tiên của người Inuit ở Canada.

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

“Chim nhại Nazca” được chụp từ bầu trời Peru – đại diện tiêu biểu nhất cho “những đường Nazca” bí ẩn.

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Một di tích kỳ vỹ khác trong quần thể “đường Nazca” có niên đại được xác định vào

khoảng 400 – 650 sau Công nguyên.

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

The Great Sherperd Mound  (Gò đất hình Rắn) có chiều dài của 4 sân bóng đá.

Tác giả thực sự của công trình này vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học.

 

 

Thuật ngữ Land art chỉ thực sự xuất hiện sau những năm 1960 như một phong trào nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại. Vì vậy, không khó hiểu khi Land art đã được gắn liền với nhiều loại hình nghệ thuật cùng dòng chảy hiện đại như Nghệ thuật Tối giản Minimalism, Nghệ thuật Ý niệm Conceptualism, Nghệ thuật sắp đặt Installation art. Các tác phẩm điêu khắc trong nửa đầu thế kỷ XX của nghệ sỹ điêu khắc người Romani Constantin Brancusi (1876-1957), dự án Bazan và cây sồi của nghệ sỹ tiên phong Joseph Beuys, cũng như thiết kế sân chơi Contoured New York của điêu khắc gia người Nhật Isamu Noguchi được coi là nguồn cảm hứng đầu tiên cho land art một  loại hình nghệ thuật kiến trúc – làm vườn – điêu khắc độc đáo.

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Một tác phẩm điêu khắc và sắp đặt của Brancusi 

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Dự án 7000 cây sồi của Joseph Beuys

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

“Mile long drawing” (1968) của Walter De Maria

Một trong những tác phẩm đầu tiên của Land art tại sa mạc Mojave. 

 

 

Phong trào nghệ thuật chính thức bắt đầu vào tháng 10 năm 1968 với một triển lãm nhóm mang tên “Earth Works” tại Dwan Gallery, New York, như một làn sóng phản đối mang tính nghệ thuật, chống lại khuynh hướng thẩm mỹ giả tạo và thương mại hóa tàn nhẫn nghệ thuật đang diễn ra mạnh mẽ vào thời điểm đó.

 

Các nghệ sĩ đã mang những “đứa con tinh thần” của mình thoát khỏi bốn bức tường bảo tàng chật chội và thị trường nghệ thuật thương mại tầm thường.

 

Sự thăng hoa của Land art trong nghệ thuật hiện đại bắt đầu tiếng vang cái tên Robert Smithson cùng Spiral Jetty xuất hiện vào năm 1970 - là một dải dài hình xoắn ốc, được tạo ra từ đá, đất và tảo trong chiếc hồ muối mang tên Great Salt Lake thuộc miền bắc Utah - Mỹ. Sự tương tác thú vị giữa nhân tạo và tự nhiên trong tác phẩm này có lẽ nằm ở những phần bị chìm hay lộ ra của Spiral Jetty. Bao nhiêu phần của tác phẩm này có thể được nhìn thấy tùy thuộc vào mực nước cao hay thấp của hồ.

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

Land art – khi nghệ thuật vươn ra khỏi bốn bức tường bảo tàng

 

Land Art nhằm tạo ra những bố cục gắn với cảnh trí thiên nhiên ở những nơi đồng không mông quạnh, hoang vắng cách xa cuộc sống văn minh của con người. Quá trình sáng tạo chủ yếu thực hiện bằng thủ công hay cơ giới, trên những chất liệu tự nhiên như đất, đá, cành cây, lá cây, nước…

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

Điểm khác biệt cơ bản giữa Land Art và các loại hình nghệ thuật khác chính là thời điểm sau khi mỗi tác phẩm được hoàn thành. Thay vì bảo quản, chăm chút cẩn thận, nghệ sĩ theo trường phái Land Art thường để chúng tự tiêu hủy theo thời gian dưới tác động của thời gian và môi trường.

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

 

Những can thiệp nghệ thuật trên địa hình quy mô lớn thường có vô vàn những hình thức thể nghiệm, từ những công trình đồ sộ như một “bức rèm nhân tạo” bao trùm cả một khoảng cảnh quan rộng lớn, một đường viền bao trọn lấy cả một hòn đảo trong một tấm vải màu, hay thậm chí là sự tái định hình đường thủy hoặc chân núi lửa cho đến đường nét cực kỳ đơn giản của dấu chân trên mặt đất.

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Dự án “Valley Curtain” (Tấm rèm thung lũng) tại Colorado

 

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Công trình độc đáo “phủ hồng” đường viền của 11 Đảo Florida

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Đơn giản nhưng độc đáo! Những dấu chân trên cát này hẳn làm bạn thấy tiếc nuối vì "tuổi thọ" không được bao lâu.

 

Mặc dù ý nghĩa cụ thể của mỗi công trình là khác nhau nhưng ý đồ chung ẩn sau thể nghiệm nghệ thuật thị giác mới mẻ này chính là ở quá trình sáng tạo những biểu tượng nghệ thuật từ đất, đá, sỏi và những chất liệu tự nhiên, nhằm khơi dậy sự nhạy cảm xa xưa của con người với môi trường sống tự nhiên.

 

 

Một số ví dụ tiêu biểu của Land art 

 

Với đủ mọi chất liệu có thể tìm thấy từ thiên nhiên, Land art mở ra cho nghệ sỹ một môi trường sáng tạo rộng lớn không khuôn mẫu hay quy tắc. Sau đây, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm đặc trưng của nghệ thuật thực địa.

 

Chất liệu cát

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

Say mê với chất liệu mỏng manh, dễ tan biến này, nghệ sỹ Jim Denevan đã sáng tạo hàng trăm tác phẩm trên bãi biển và sa mạc. 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi 

 

Họa tiết hình hoa tinh xảo của nghệ sỹ Kathy Klein

 

 

Tuyết

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

Những họa tiết trên tuyết đáng kinh ngạc của nghệ sỹ snow land art nổi tiếng Simon Beck

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_ 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Chỉ chút hiệu ứng không trọng lượng cũng đủ đem lại sự thích thú cho người xem

 

 

Chất liệu đá, sỏi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

Sử dụng triệt để màu sắc là đặc điểm nổi bật trong phong cách của bậc thầy Land art Andy Goldsworthy

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

Một chút tinh tế trong sắp đặt, tác phẩm đáng yêu này cũng có thể là một món đồ trang trí đáng yêu

cho ngôi nhà của bạn

 

 

Lá khô

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

Những chiếc lá thần kỳ của nghệ sỹ Land art người Đức Walter Manson

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

 

Kiến trúc với cây

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

“Nhà thờ cây” “Cattedrale Vegetale" do nghệ sĩ người Ý Giuliano Mauri thiết kế. Công trình được cấu tạo từ các cột khung cây gỗ có chiều cao đến 80,8 m. Mỗi cột được trồng cùng với một cây trăn non. Cứ mỗi năm, loài cây này cao thêm được nửa mét. Những ngọn cây trên cùng hướng cong vào nhau tạo ra kiến trúc Gothic. Hiện nay, công trình này cao khoảng 12 mét, che phủ hơn 1.200 mét vuông

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 Tác phẩm “sống”- Cung điện Auerworld. Cung điện ngự tại Đức này được làm từ chủ yếu từ liễu, xây dựng vào năm 1988

nhưng phải đến 20 năm sau mới hoàn thành. 

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

Nghệ thuật nhiếp ảnh trong Land art

 

 

Với những đặc tính tự nhiên có một không hai, phần lớn các tác phẩm của nghệ thuật thực địa không thể tách rời với việc lưu giữ hình ảnh thông qua việc chụp hình và ghi lại video. Đôi khi, chính việc xử lý hình ảnh một cách tinh tế lại đem đến cho tác phẩm những thông điệp mới, những cảm xúc sâu sắc mà những quan sát trực tiếp không thể mang lại.

Nhiếp ảnh là sự cố gắng nắm bắt một thời điểm, trong khi những video ghi lại sự tiến triển của thời gian trong dòng chảy tuyến tính. Nếu làm một phép so sánh ta có thể thấy: trong khi hội họa có thể đại diện cho hiện thực ngay khoảnh khắc sáng tác (Hay đôi khi là sự biến dạng của thực tế ấy), điêu khắc tái diện một hình thức cụ thể của ý tưởng, vậy Land art cùng với sự trợ giúp của nhiếp ảnh gần như đã làm cả hai công việc cùng một lúc. Land art không cung cấp một sự phản ánh cho đúng một khoảnh khắc của một thời điểm nhất định, thay vào đó Land art mở ra cả một tiến trình thời gian. Bằng kỹ thuật nhiếp ảnh Timelapse, người xem sẽ được cung cấp một cách nhìn nhận các tiến trình tự nhiên đang xảy ra xung quanh họ, cách thức vật lý mà cả thế giới, bao gồm cả chính họ đang di chuyển qua thời gian.

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

Sự ảnh hưởng của Land art với thiết kế hiện đại

 

Nghệ thuật thực địa trong thiết kế đô thị Urban art

 

Như đã nói ở trên, Land art có xuất phát điểm như một nghệ thuật tạo hình và sắp đặt hoàn toàn dựa vào tự nhiên, lấy cảnh quan môi trường tự nhiên làm trọng tâm, như một hình ảnh đối lập với thế giới nhân tạo thực dụng. Những tác phẩm Land art thuở ban đầu đều là ở những vùng rộng lớn, hoang vắng. Tuy nhiên, linh hồn của phong trào nghệ thuật này đã trở thành nguồn cảm hứng to lớn cho nhiều nhà thiết kế đô thị khi đi tìm giải pháp hòa hợp các yếu tố tự nhiên và nhân tạo cho cảnh quan. 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

"Kiến trúc với cây non" đem lại sự đối lập thú vị của chút thiên nhiên giữa quang cảnh đô thị

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Sự hòa trộn tuyệt vời giữa Land art và kỹ thuật chỉnh ảnh tinh tế - có ai mà không muốn đến thử khu vườn này ngay lập tức chứ

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Một ý tưởng quá đơn giản nhưng có thể đem lại những trải nghiệm thú vị  

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Land art đã tạo nên điểm nhấn độc đáo giữa thành phố Paris hoa lệ. Sự phản chiếu ánh sáng từ những tòa nhà xung quand lên các chi tiết thiết kế Land art đem đên sự giao thoa kỳ lạ của yếu tố tự nhiên và nhân tạo

 

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

 

Land art và công nghiệp năng lượng

 

Đây có lẽ là một trong những ảnh hưởng thú vị nhất của Land art. Thiết lập được nguồn nhiên liệu tái tạo từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió đã và đang là tham vọng của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hẳn là các bạn đã từng nhìn những bức ảnh về các turbin gió xếp hàng thẳng tắp cao vút, hay những miếng pin mặt trời. Vậy còn những hình ảnh này thì sao ?

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi_

 

 

Thiết kế giành giải 3 cuộc thi sáng tạo Khởi xướng thiết kế công nghệ năng lượng theo phong cách Land art cho Copenhagen

 

 

 

Giờ đây, những thiết kế hấp thụ năng lượng tự nhiên đã không còn chỉ là vấn đề của các nhà khoa học. Những nghệ sỹ Land art đang bắt đầu vào cuộc hứa hẹn sẽ đem lại không chỉ một diện mạo mới cho ngành công nghiệp năng lượng mà còn là cả diện mạo của các khu vực công cộng. Bước đột phá chưa từng có này còn được đặt cho một cái tên riêng “eMotions” (Energy motions and art emotions) – sự vận động của năng lượng cùng cảm xúc nghệ thuật.

 

nghe-thuat-thuc-dia-land-art-la-gi

 

Nhà kính hấp thụ năng lượng mặt trời ở Hy Lạp – “một cơn lốc của thiết kế đô thị và một trong những khu vườn cao nhất thế giới”

 

 

Kết luận

 

Nhân loại chúng ta đã luôn có một mặc định cho rằng thế giới xung quanh chỉ như một chiếc backdrop làm nền cho sự tồn tại của mỗi cá nhân. Trớ trêu thay, thực tế, sự phức tạp và tinh tế của muôn vàn hình thức giao tiếp trong thế giới tự nhiên vượt xa hẳn bất cứ điều gì con người đã tạo ra hay có thể tạo ra. Một nghệ sỹ, nếu có thể bắt lấy và sáng tạo với sức mạnh trí tuệ của tự nhiên này, có thể làm gợi lên mối liên hệ bản năng quen thuộc trong mỗi người xem, thì tác phẩm ấy không còn cần chữ ký hay một lời giải thích thêm nữa. Tác phẩm tồn tại chỉ đơn giản là chính nó, cho đến khi biến mất theo quy luật tự nhiên.

 

 

Bài viết liên quan